Mother Teresa Là Ai
7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408Phone #: (253) 475-6335

“Theo huyết thống, tôi là người Anbani. Theoquốc tịch, tôi là người Ấn Độ. Theo đức tin, tôi là một nữ tu công giáo. Theoơn gọi, tôi thuộc về thế gian. Theo con tim, tôi hoàn toàn thuộc về Trái TimChúa Giêsu."
Cuộc Đời:Agnes Gonxha Bojaxhiu sinh ngày 26tháng 08 năm 1910, và chịu phép rửa ngay ngày hôm sau, tại Skopje, Macedonia. Khi đến tuổi 18, cô Agnes chuyển đến Ireland và gianhập Dòng Nữ Loreto với tên mới là Sơ Têrêsa. Sơ hy vọng trở thành một nhàtruyền giáo. Ước muốn đó được hiện thực khi Sơ được gửi đến Ấn Độ, nơi Sơ sốngcho đến chết. Trong nhiều năm, Sơ dạy học cho các thiếu nữ ở Calcutta, nhưngsau ngày được linh hứng, cuộc sống của Sơ thay đổi, Sơ cảm nhận được “ơn gọitrong ơn gọi”. Sơ biết sau này Sơ phải rời việc giảng dạy và tu viện để hiếnmình phục vụ người nghèo. Sơ bắt đầu mặc một bộ sari màu trắng với viền xanh,chấp nhận quốc tịch Ấn Độ, hoàn thành đào tạo y khoa cơ bản, và mạo hiểm vàokhu ổ chuột để phục vụ “người nghèo nhất của người nghèo”. Cuối cùng Sơ đã thamgia và thành lập một cộng đoàn tu sĩ mới – Dòng Thừa Sai Bác Ái. Vì là Mẹ bềtrên, nên từ đó người ta gọi Sơ là Mẹ Têrêsa. Quốc tế nhìn nhận công việc bácái của Mẹ, và trao giải Nobel Hòa Bình cho Mẹ. Dầu vậy, Mẹ không bao giờ giảmlòng hăng say “phục vụ trọn vẹn và miễn phí cho người nghèo nhất của ngườinghèo”. Mẹ qua đời vì suy tim vào ngày 5 tháng 9 năm 1997, ở tuổi 87; Mẹ"Têrêsa of Calcutta" được phong chân phước vào năm 2003 và được phongthánh vào năm 2016.
Bạn đang xem: Mother teresa là ai
Ơn Gọi: Vào ngày 10 tháng 9 năm 1946, trên chuyến tàu đi cấm phònghàng năm, Mẹ Têrêsa đã cảm nghiệm hồng ân Chúa và sự thúc bách của lời Chúa nóitrên thánh giá “Ta Khát”. Mẹ được mời gọi: “Hãy đến làm ánh sáng cho Thầy".Sứ điệp của Người rất rõ ràng: Mẹ phải rời tu viện để giúp đỡ những kẻ khốn khổnhất và cùng sống với họ. Việc Chúa “linh hứng” này làm thay đổi hoàn toàn quátrình cuộc sống của Mẹ. Sau đó, vào năm 1947, Mẹ Têrêsa đã lãnh nhận thị kiếngồm ba phần. Phần đầu, Mẹ thấy một đám người nghèo khó xin Mẹ hãy cứu họ. Tiếpđến, Mẹ Têrêsa thấy Đức Mẹ quỳ gối giữanhững người nghèo, nói lời nhắn nhủ: “Hãy chăm sóc họ, vì họ thuộc về ta… hãyđưa họ đến với Chúa Giê-su.” Cuối cùng,Mẹ được thấy cũng đám đông đó nhưng lần này có Đức Kitô ở giữa họ. Chúa Giêsuhỏi: “Có phải con sẽ từ chối làm việc này cho thầy… là chăm sóc họ, là đưa họ đến với thầy không?”Mẹ Teresa giải thích: từ giây phút đó tôi biết rõ “tôi phải rời tu viện để giúp đỡ những kẻ khốn khổnhất và để cùng sống với họ. "Đấy là một mệnh lệnh, một bổn phận, một xáctín tuyệt đối. Tôi biết mình phải làm gì, nhưng không biết phải làm thếnào". (Mẹ Têrêsa: Dưới Bóng Đức Mẹ, 19-20)
Công Việc: Khi đang dạy học, Mẹ Têrêsa đã bắt đầugiúp đỡ người nghèo. Sau khi rời tu viện, Mẹ tiếp tục công việc của mình bằngcách cố gắng dạy chữ và vệ sinh cơ bản cho những đứa trẻ sống trong các khu ổchuột của thành phố Calcutta.
Xem thêm: Lịch World Cup 2018 Đẹp - 10 Đồng Phục Đội Tuyển Đẹp Nhất World Cup 2018
Làm một mình, không làm sao phục vụ hết các nhu cầu của người nghèo, vì vậysau đó Mẹ đã mời được những phụ nữ trẻ khác tham gia, và họ đã quyên góp đượcthực phẩm, quần áo, vật tư y tế, và thậm chí cả các ngôi nhà lớn. Cả ngày Mẹlàm việc quần quật lo chăm sóc những người nghèo, người hấp hối, phân phối thựcphẩm, và thăm bệnh nhân. Danh thơm về việc làm của Dòng Thừa Sai Bác Ái đã lanrộng khắp thế giới. Ngày nay các chị emthuộc Dòng của Mẹ điều hành các nhà chăm sóc người hấp hối, nhà cho các nạn nhânbệnh AIDS, các trung tâm bệnh phong, phòng khám di động, trại trẻ mồ côi, vàtrường học ở nhiều nước trên thế giới. Mẹ Teresa luôn nhấn mạnh rằng các chị emkhông phải là những người làm công tác xã hội, mà đúng hơn là “những người đưatình yêu thương Chúa đến cho mọi người.”Đức Tincủa Mẹ là nền tảng của tất cả những gì Mẹ làm. Theo Mẹ, cuộc sống của Mẹ và củacác tu sĩ Dòng Thừa Sai Bác Ái tập trung vào Thánh Thể và lời cầu nguyện. Mẹgiải thích: “Chúa ban cho chúng ta Thánh Thể để làm tình yêu đó được sống độnghơn, chắc chắn hơn, dịu dàng hơn. Đó là lý do các tu sĩ Dòng Thừa Sai Bác Áiđược Thánh Thể nuôi dưỡng để trở thành người đưa tình yêu Chúa đến cho mọingười. Mẹ sống bởi Thánh Thể và nhờ đótâm hồn cũng như cuộc sống của Mẹ được hòa nhập với Thánh Thể. Không cótu sĩ Dòng Thừa Sai Bác Ái nào có thể trao ban Chúa Giêsu cho người khác nếungười đó không có Chúa Giêsu trong lòng mình.” (Không Có Tình Yêu Lớn Hơn,114-115)
NGỌNLỬA BÍ MẬT Bêncạnh cây thánh giá trong mỗi nhà nguyện của Dòng Thừa Sai Bác Ái trên khắp thế giới làhàng chữ “Tôi khát.” Đây là những lời Chúa Giêsu nói trên thập tự giá, biểutrưng cho niềm tin của Mẹ Teresa rằng Chúa Giêsu khát khao và ao ướccứuchuộc và giải thoát mọi người khỏi ách tội lỗi.Mẹ giải thích rằng Chúangỏ lời với mọi tâm hồn cô đơn, Ngài thì thầm về tình yêu của Ngài, và yêu cầuchúng ta đáp lại tình yêu đó… ChúaGiêsu nói với mỗi người chúng ta: “Ta khao khát con.Đúng vậy, đó chính làcách duy nhất để bắt đầu mô tả tình yêu của Ta dành cho con.Ta khao khátcon.Ta khát khao yêu con và được con yêu - đó là điều quý giá đối vớiTa.Ta khao khát con.Hãy đến với Ta, và Ta sẽ đong đầy trái tim convà chữa lành vết thương của con.”
TÌNH YÊU CỦA MẸ Mẹđược các tín hữu và những người không tin trên khắp thế giới yêu mến. Người ta nói về Mẹ Têrêsa như một trong những “phụ nữ được ngưỡng mộnhất trên thế giới”.Họ thán phục và yêu mến Mẹ vì tình yêu vững chắc vàtrọn vẹn Mẹ có với Chúa Giêsu và Tin Mừng. Chúng ta có thể học hỏi từ gương mẫutuyệt vời về tình yêu của Mẹ ấy: Tình yêu ấy có tính bao hàm.Mặc dù Mẹhoàn toàn chính thống trong đức tin của mình, nhưng Mẹ phục vụ người nghèo củatất cả các tôn giáo, đồng đều và không phân biệt. Tôi có sẵn sàng đối xử vớitất cả mọi người với nhân phẩm và tôn trọng, ngay cả những người không chia sẻniềm tin của tôi không?Mẹ sẵn sàng lăn xả phục vụ những người túng thiếucơ nhỡ.Tôi có sẵn sàng "làm bẩn tay mình" bằng cách làm thiệnnguyện tại các nhà giúp đỡ người vô gia cư hay người bị bệnh tật không?Mẹlà một công cụ hòa bình, và Mẹ đã tỏa lan niềm vui của Chúa trong tất cả nhữnggì Mẹ nói và làm.Làm thế nào tôi có thể có thêm nhiều niềm vui trong cuộcsống của mình, và làm thế nào tôi có thể chia sẻ niềm vui đó với ngườikhác?Mẹ là một sứ giả của hy vọng và lòng thương xót cho toàn thếgiới.Tôi có cách nào để mở rộng lòng thương xót cho gia đình, bạn bè,đồng nghiệp và thậm chí cả những người xa lạ không?
DI SẢN ĐỂ LẠI Mẹ Têrêsa đi vàolịch sử như một vĩ nhân chuyên làm việc bác ái , thế nhưng sức mạnh và quyếttâm của Mẹ ấy không xuất phát từ niềm tin của chính mình. Theo Thánh Giáo hoàngGioan Phaolô II, bạn của Mẹ, sức mạnh và quyết tâm của Mẹ đến từ việc“cầunguyện và suy ngẫm thầm lặng về Chúa Giêsu Kitô, Thánh Nhan và Thánh Tâm củaNgài” (Bài giảng lễ phong chân phước Mẹ Têrêsa,2003). Đối với Mẹ Têrêsa, ChúaGiêsu và sự hy sinh của Ngài chính là trọng tâmcủa cuộc đời và sứ vụ của Mẹ. Vì thế, Mẹ có can đảm để cho thế giới thấy“gương mặt thật của Chúa Giêsu”, không phải là gương mặt được in đẹp đẽ trênnhững sách báo mà là gương mặt của Chúa Giêsu đi giữa những người phung cùi,gái mại dâm, người thu thuế và những người bị ruồng bỏ; gương mặt của Người đãchữa lành người bị bệnh và ban hy vọng cho người chán nản; gương mặt của Ngườiđã đứng lên bênh vực kẻ bị đối xử bất công, kẻ bị căm ghét và rồi chống lại sựghét bỏ bằng một tình yêu vô bờ bến. Di sản của Mẹ, như được công nhận trongphong thánh của Mẹ, là QUA MẸ TÊRÊSA NGƯỜI TA BIẾT ĐƯỢC CHÚA GIÊSU.
Lời Cầu Nguyện của Mẹ Têrêsa:
LạyChúa Giêsu, xin giúp con lan tỏa hương thơm của Chúa tới khắp nơi con đi. Xin cholinh hồn con được tràn ngập với tinh thần và tình yêu của Chúa. Xin Chúa chiếmngự và sở hữu toàn bộ con người con để tất cả cuộc sống của con là sự vinh hiểncủa Ngài. Xin Chúa tỏa sáng qua con, và như thế mọi linh hồn con tiếp xúc sẽ cảm thấy sự hiện diện của Chúa trong tâmhồn con. Xin cho họ biết nhìn lên để không còn thấy con nữa mà thấy chỉ mìnhChúa. Xin ở lại với con để rồi con được tỏa sáng như Chúa, như ánh sáng chongười anh em con. Amen.
Luke Quang tổng hợp
Tham khào
1/ Mẹ Têrêsa Calcutta – Vatican News
http://www.vatican.va/news_services/liturgy/saints/ns_lit_doc_20031019_madre-teresa_en.html
2/ Bài giảng củaĐGH Gioan Phaolô II lễ phong chân phước Mẹ Têrêsa
http://w2.vatican.va/content/john-paul-ii/en/homilies/2003/documents/hf_jp-ii_hom_20031019_mother-theresa.html
3/ Spink,Kathryn. Mother Teresa: An Authorized Biography: HarperOne, 2011.
4/ Langford, Joseph. Mother Teresa: In the Shadow of Our Lady: OurSunday Visitor, 2016.